10 Mẹo Tâm Lý Này Sẽ Giúp Bạn Làm Chủ Mọi Cuộc Chơi

Giao tiếp xã hội là một khía cạnh không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, có rất nhiều quy tắc xã hội ẩn được số đông tuân theo mà bạn có thể không biết. Không tuân thủ những quy tắc văn hóa này có thể gây ra những thiệt hại không thể cứu vãn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tuân theo lề lối xã hội một cách mù quáng, bạn sẽ không thể vượt lên. Hãy biết cách tận dụng chúng để phục vụ mục đích của bạn. Bài viết này sẽ cho bạn 10 mẹo tâm lý cuộc sống tuyệt vời để giúp bạn giành được lợi thế trong mọi tình huống xã hội

1) Tự làm bản thân cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với người khác

Não bộ là thứ vô cùng phức tạp và không phải lúc nào cũng nghe lời chúng ta.. Ai cũng tưởng rằng mình nắm quyền kiểm soát, nhưng bộ não mới là thứ điều khiển ta trong tiềm thức.

Trong hầu hết các tương tác xã hội, chúng ta thường cảm thấy ngượng nghịu gặp người lạ. Đó là vì bộ não đang cố gắng bảo vệ ta khỏi những nguy cơ gây hại.

Tuy nhiên, điều này thường phản tác dụng, làm chúng ta cảm thấy khó hòa nhập với xã hội và gặp gỡ những người mới.

Đây là lý do tại sao tự làm bản thân thoải mái lại hữu ích đến như vậy. Hãy tự coi rằng bạn sắp gặp một người quen để cảm thấy thoải mái hơn. Làm được điều này sẽ khiến những người bạn gặp quan tâm đến bạn, thậm chí có cảm tình với bạn.

2) Chú ý đến chân của mọi người khi bạn đến gần họ.

Ngắt lời mọi người khi họ đang bàn chuyện quan trọng là một trong những điều gây khó chịu nhất. Nó thể hiện sự thiếu khéo léo trong giao tiếp, dẫn đến các tình huống khó xử.

Khi bạn tiếp cận một nhóm người đang trò chuyện, hãy chú ý đến cơ thể của họ. Nếu khi xoay người, họ chỉ xoay phần thân trên chứ không quay chân, điều đó có nghĩa là họ đang bàn chuyện quan trọng và họ không muốn bạn làm gián đoạn.

Nếu họ quay cả người, điều đó có nghĩa là bạn có thể tham gia với họ. Điều này cực kỳ quan trọng, bởi vì biết chọn thời điểm thích hợp sẽ rất có lợi cho bạn, nhất là khi cuộc nói chuyện của họ đang trở nên nhàm chán.

3) Bất cứ khi nào bạn tranh luận với ai đó, hãy đứng cạnh họ thay vì đứng trước mặt họ.

Tất cả chúng ta ai cũng đã từng trải qua những cuộc tranh luận căng thẳng ngày một leo thang.

Nếu bạn không thích dính vào những “drama” không đáng có ,thì tốt nhất nên tránh những tình huống này. Bạn có thể có tài phản biện tốt nhất trên thế giới, nhưng có một sự thật rằng, mọi người sẽ cáu kỉnh khi họ bị đuối lý.

Vì vậy, khi nào bạn cảm thấy cuộc tranh cãi giữa bạn với người khác (đặc biệt là bạn bè – cãi cọ với bạn bè thật chẳng hay ho gì) bắt đầu căng thẳng, hãy chuyển sang đứng/ngồi bên cạnh họ. Họ sẽ không cảm thấy bị đe dọa bởi bạn và cuối cùng sẽ bình tĩnh lại.

4) Bất cứ khi nào bạn cần nhờ vả ai, hãy mở đầu bằng “Tôi cần sự giúp đỡ của bạn.”

Thừa nhận đi. Tất cả chúng ta đều thích nhờ người khác làm công việc cho mình. Có thể vì chúng ta lười biếng, hoặc vì chúng ta thực sự cần sự trợ giúp để hoàn thành công việc.

Trong mọi quan hệ xã hội, không có ai thích một người vô lễ. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cần ai giúp, hãy bắt đầu bằng “Tôi cần bạn giúp đỡ”.

Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ giúp bạn. Điều này xảy ra bởi vì họ thường thấy áy náy khi không giúp đỡ ai đó, ngoài ra ai cũng muốn làm người có ích

5) Nếu bạn muốn mọi người cảm thấy vui hơn, hãy cho họ sự công nhận của bạn. Diễn đạt lại những gì họ vừa nói với bạn.

Ai cũng thích được công nhận. Hầu hết những điều chúng ta làm đều là để đạt được sự công nhận của người khác. Vậy cách tốt nhất để khiến mọi người thích bạn là gì? Tất nhiên là cung cấp cho họ những gì họ cần. Ví dụ, bạn đang trò chuyện với một người và họ nói điều gì đó mà họ coi là thực sự quan trọng. Sau khi họ nói xong, hãy diễn đạt lại những gì họ vừa nói bằng lời của bạn. Điều này sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn là người biết lắng nghe và bạn thực sự quan tâm đến họ Nó sẽ khiến họ cảm thấy mình là trung tâm của sự chú ý, bởi Bạn đã cho họ thấy sự công nhận.

6) Nếu bạn muốn nhận được phản hồi tích cực từ ai đó, hãy gật đầu trong khi nói chuyện.

Hành động này tuy nhỏ nhưng lại cực kỳ quan trọng và cũng hơi mang tính thao túng, đặc biệt nếu bạn đang nói chuyện với người dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy làm điều này sao cho đúng với lương tâm của bạn. Nhận được phản hồi tích cực từ ai đó thường là điều chúng ta muốn. Cho dù đó là bán hàng hay nói về một quan điểm, ta luôn muốn mọi người đồng tình. Gật đầu trong khi bạn đang truyền tải thông điệp của mình là một cách hiệu quả để khiến người đó đồng ý với bạn. Mọi người thường thích bắt chước, vì vậy họ có thể sẽ gật đầu lại trong khi bạn nói chuyện. Điều này sau đó khiến não của họ cho rằng rằng họ phải đồng ý với bạn.

7) Bạn muốn xem ai đó có chú ý đến những gì bạn đang nói không? Hãy khoanh tay của bạn

Thông thường, khi chúng ta đang nói chuyện về một điều gì đó mà ta coi là rất quan trọng, chúng ta bị quá chú tâm cuộc nói chuyện của mình và hiếm khi chú ý đến việc người kia có đang theo dõi hay không. Nếu người kia bắt chước hành động của bạn, họ đang rất tập trung vào bạn đó!

8) Gặp khó khăn khi nhớ tên? Lặp lại tên của người khác trong cuộc trò chuyện.

Tôi không giỏi nhớ tên. Tôi thậm chí thường quên không nghe khi người khác giới thiệu tên của họ. Vì vậy, tôi nhờ một người bạn ra làm quen với người đó để tôi có thể nghe lại tên họ. Nhưng rồi tôi lại quên mất. Khó xử thật. Việc nhớ tên rất quan trọng vì nó thể hiện bạn coi trọng người đó. Vì vậy, để nhớ tên ai đó lâu hơn, hãy lặp lại tên của người ấy ngay khi họ giới thiệu bản thân. Ví dụ: “Xin chào, tên tôi là Alex” “Rất vui được gặp bạn Alex. Vậy, Alex làm sao bạn biết John? ” Hãy tiếp tục lặp lại tên của họ trong suốt cuộc trò chuyện.

9) Nếu bạn hỏi ai đó và họ chỉ trả lời một phần, hãy chờ đợi. Họ sẽ nói nhiều hơn.

Đôi lúc bạn sẽ hỏi một câu không được rõ ràng hoặc bạn chưa hiểu rõ ý của người nói.

Nếu họ đã trả lời xong mà bạn vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn, hãy im lặng chờ đợi và nhìn vào mắt họ. Họ sẽ tiếp tục nói thêm. Để đỡ gây căng thẳng, hãy nhướn mày. Điều này khiến họ hơi áp lực, nhưng nó cho thấy rằng bạn đang quan tâm.

10) Mọi người thường tập trung vào cảm xúc chứ không phải chủ đề.

Điều này không chỉ hữu ích khi nói trước đám đông mà còn trong việc xây dựng mối quan hệ với người quen. Khi ta làm quen với những người bạn mới, ta thường đề cập đến những chủ đề mà họ đã nghe quá nhiều lần rồi. Không sao hết. Kể cả khi bạn đang nói về chủ đề nhàm chán nhất trên thế giới, chỉ cần bạn khơi gợi được cảm xúc của họ thì bạn đã thành công rồi. 3 cảm xúc mà bạn nên khơi gợi là: Sự hứng thú, Tiếng Cười và Sự Cuốn Hút. Hãy tạo ra bầu không khí bí ẩn để người đối diện phải chú tâm hơn. Đừng tỏ ra quá xa cách, cũng hạn chế nói liên tục.

Có rất nhiều kỹ thuật để biến một cuộc trò chuyện nhàm chán trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Dưới đây là một vài kỹ thuật mà tôi yêu thích:

Lưu ý: Khi chúng ta muốn thu hút sự chú ý của ai đó, ta có xu hướng nói rất nhanh, nhưng làm vậy chỉ thể hiện bạn căng thẳng và đòi hỏi người khác phải nghe mình. Biết dừng đúng chỗ có thể khiến lời nói của bạn có sức hút hơn.

-Ngữ điệu và tông giọng : Cách nói chuyện đều đều thật nhàm chán. Một giọng nói trầm bổng phù hợp với ngữ cảnh sẽ cuốn hút người nghe hơn rất nhiều.

-Giúp người nghe mường tượng ra một bức tranh sắc nét bằng cách lồng ghép các chi tiết sống động: Khi kể một câu chuyện, hãy đưa người nghe vào một hành trình đầy cảm xúc bằng cách mô tả màu sắc, âm thanh, kết cấu, vị, mùi và cảm giác. Điều này sẽ khiến các tế bào thần kinh hoạt động liên tục, giúp họ cảm thấy như mình đang ở trong chính câu chuyện đó vậy.

Vì vậy, nếu bạn muốn mọi người nhớ đến mình, hãy tập trung vào cảm xúc đằng sau lời nói. Mọi người có thể quên những gì bạn nói, nhưng họ sẽ không bao giờ quên những cảm giác mà bạn đã mang đến cho họ.