10 sai lầm chí mạng khiến tiền của bạn không cánh mà bay

10 SAI LẦM “CHÍ MẠNG” KHIẾN TIỀN CỦA BẠN KHÔNG CÁNH MÀ BAY

1. Vay quá nhiều
Nhiều người nói rằng cần phải có tiền để kiếm tiền, đó là lý do tại sao đi vay để đầu tư có thể là một chiến lược sinh lời. Những nếu điều không may xảy ra, bạn có thể mất tất cả.
Như tôi đã từng nói, bạn có thể biết trước tương lai, nhưng bạn vẫn có thể thua nếu bạn vay quá nhiều.
2. Sống xa xỉ
Một số thay đổi về lối sống là tốt (và tôi khuyến khích điều đó), nhưng dữ liệu cho thấy rằng chi tiêu nhiều hơn cho những thứ xa xỉ hơn, cho cái gọi là “chúng ta chỉ sống một lần, hãy tận hưởng cuộc sống” sẽ đẩy sự độc lập tài chính của bạn ra xa hơn. Lý do rất đơn giản — mỗi đô la bạn không tiết kiệm là một đô la bạn chi tiêu.
Khi vận may đến, bạn có thể tận hưởng nó. Nhưng cũng đừng quên về tương lai của bạn.
3.Chi tiêu mạnh tay vào nhà cửa
Tất nhiên, cuộc sống sẽ rất tuyệt vời khi bạn ở trong một căn hộ rộng rãi với tầm nhìn hướng ra biển hay giữa một khu phố thời thượng và đầy đủ tiện ích. Một trong ba người Mỹ đang mắc phải sai lầm này, họ đề cao chuyện nhà cửa và dành hơn 30% chi phí vào tiền thuê nhà hàng tháng.
Bây giờ giả sử bạn chỉ dành ra 1.000$ từ thu nhập hàng tháng cho vấn đề nhà cửa, bạn thuê nhà mất một nửa số tiền đó. Như vậy, bạn sẽ chỉ còn khoảng 33$/ngày để thanh toán cho toàn bộ các chi phí còn lại. Đây là một điều rất nguy hiểm bởi bạn chưa tính đến các chi phí có thể phát sinh bất ngờ. Vì thế, đừng rơi vào “cái bẫy” này.
4. Chi tiêu quá mức
Bạn rất dễ mất dấu tiền của mình nếu cứ tiêu xài phung phí hàng tháng. Đây là một trong những vấn đề thường phát sinh với những cá nhân không lập ngân sách chi tiêu một cách chính xác.
Nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính, những sai lầm về tài chính như không tính toán các khoản mua lớn có thể gây bất lợi. Tất nhiên, tiêu tiền vào những thứ bạn thích bằng tiền lương của mình không phải lúc nào cũng là điều xấu. Chỉ cần đảm bảo ngân sách phù hợp và yếu tố chi tiêu giải trí để đảm bảo bạn không bị bội chi.
5. Cắt giảm chi tiêu thay vì tăng thu nhập
Lời khuyên mặc định khi nói đến việc tạo dựng sự giàu có là cắt giảm chi tiêu của bạn. Nhưng, theo tôi, đây là lời nói dối lớn nhất trong tài chính cá nhân. Tại sao? Bởi vì cắt giảm chi tiêu cũng có giới hạn của nó. Rốt cuộc thì bạn vẫn phải ăn, phải chơi thôi.
Mặt khác, không có giới hạn trên khi nói đến việc nâng cao thu nhập. Đây là lý do tại sao việc tập trung vào tăng trưởng thu nhập quan trọng hơn nhiều so với việc cắt giảm chi tiêu trong tạo dựng sự giàu có trong dài hạn.
Vì vậy, hãy tìm những cách nhỏ để tăng thu nhập của bạn ngày hôm nay và biến nó thành những cách LỚN để tăng thu nhập vào ngày mai.
6. Không suy nghĩ như một chủ sở hữu
Bạn có biết cầu thủ NFL (giải bóng bầu dục quốc gia hoa Kỳ) giàu có nhất trong lịch sử là ai không? Đó không phải là Tom Brady, Peyton Manning hay John Elway. Đó là Jerry Richardson. Bạn chưa bao giờ nghe nói về anh ấy ư? Tôi cũng vậy.
Richardson làm giàu từ việc sở hữu nhượng quyền thương mại Hardees, chứ không phải vì chơi ở NFL.
Còn cầu thủ giàu thứ 2 trong lịch sử NFL thì sao? Đó là Roger Staubach. Một lần nữa, phần lớn tài sản của anh ấy cũng không đến từ NFL. Anh ấy đã kiếm được hàng triệu đô la từ bất động sản.
Bạn có thấy được mô hình ở đây không?
Nếu bạn muốn tạo dựng sự giàu có thực sự, bạn cần phải là chủ sở hữu. Cũng chẳng có hại gì khi bắt đầu suy nghĩ như một người chủ cả!
7. Tập trung quá nhiều vào Thắng nhỏ so với Thắng lớn
Tôi đã thấy có những người vui vẻ lái xe đi cả một quãng đường rất xa để tiết kiệm 40 đô la cho một chiếc tivi, nhưng sẽ không dành 5 giờ để chuẩn bị cho một cuộc đàm phán lương có tác động hơn 100 lần.
Đúng vậy, tiết kiệm được 40 đô la là điều tuyệt vời, nhưng kiếm thêm 4.000 đô la mỗi năm thì còn lớn hơn nhiều.
Việc nhấn mạnh vào những chiến thắng tiền bạc nhỏ không quan trọng có thể khiến mọi người xao nhãng vào bức tranh toàn cảnh lớn hơn. Nó rất giống với sai lầm số 1 trong danh sách này bởi lẽ việc cắt giảm chi tiêu thường là nhỏ. Bạn có thể ăn mừng những chiến thắng nhỏ, nhưng cũng đừng bỏ qua những quyết định có ảnh hưởng lớn khi làm như vậy.
8. Quan tâm đến tài chính của những người khác
Luôn sẽ có người giàu hơn bạn. Một số do năng lực và một số do may mắn. Nhưng bạn không nên lo lắng về chúng vì đó không phải là đối thủ cạnh tranh của bạn.
Tập trung vào cách bạn đang làm và tiềm năng tài chính của bạn. Đó là điều duy nhất thực sự quan trọng.
9. Đầu tư vào các sản phẩm bạn không hiểu
Đầu tư là quan trọng nhưng đôi bạn lại dùng quá nhiều tiền cho một việc mà quên đi những mục tiêu khác, ví dụ có bao nhiêu tiền đầu tư hết cho làm ăn mà quên dành tiền cho những khoản khác.
Vì vậy, khi đầu tư vào một lĩnh vực nào, bạn hãy suy nghĩ kỹ xem cần bao nhiêu thời gian để một khoản đầu tư tăng trưởng và cân nhắc các rủi ro. Bởi đây là lãnh thổ nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất nghiêm trọng và có thể tạo ra tình hình tài chính thậm chí còn tồi tệ hơn cho tương lai.
10. Không lập kế hoạch cho tương lai
Một sai lầm tài chính phổ biến có thể trở thành vấn đề lớn là không lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu trong tương lai. Nếu bạn không có sẵn kế hoạch về thời điểm bạn sẽ tiêu tiền hoặc thậm chí là những tình huống khẩn cấp, bạn đang tự đặt ra cho mình những khó khăn tài chính tiềm ẩn sau này.
Cố gắng tạo ngân sách cho bản thân để tập trung vào việc lập kế hoạch hàng năm nếu có thể. Nếu điều đó có vẻ quá khó khăn để bắt đầu, hãy tạo ngân sách hàng tuần hoặc hàng tháng và bắt đầu từ đó.

Một sự lựa chọn bốc đồng có nghĩa là phải tuân theo một quyết định trước khi nghĩ đến hậu quả. Lùi lại một bước để nhìn lại toàn cảnh tài chính là một lựa chọn khôn ngoan nếu bạn đang cân nhắc nhiều lựa chọn hoặc nếu bạn chuẩn bị thực hiện một bước lớn, chẳng hạn như đầu tư vào một khoản thế chấp hoặc kết hôn.
Áp lực bản thân phải đưa ra lựa chọn trước khi bạn sẵn sàng sẽ không có lợi cho bạn về lâu dài. Vì vậy, hãy dành thời gian để xem xét tất cả các lựa chọn và lập kế hoạch cho bản thân trước khi đưa ra quyết định tài chính.
CÁCH SỬA CHỮA NHỮNG SAI LẦM TÀI CHÍNH TRONG QUÁ KHỨ:
1. Điều tra bức tranh tài chính hiện tại
2. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
3. Xây dựng kế hoạch để đạt được các mục tiêu tài chính
4. Tạo ngân sách dựa trên thu nhập
5. Xác định các hành vi hoặc mô hình chi tiêu
6. Sử dụng công nghệ để theo dõi tài chính hoặc sắp xếp ngân sách
7. Cân nhắc lập kế hoạch và tiết kiệm cho một quỹ khẩn cấp
Nguồn: Tổng Hợp