Hệ lụy của độn giá bất động sản: Sẽ có một thế hệ không bao giờ mua được nhà

Minh Trang (28 tuổi, Hà Nội) nhắm mua 1 căn 1 phòng ngủ + 1 (loại căn hộ 1 phòng ngủ có thêm một khoảng không gian nhỏ, có thể thiết kế thành phòng ngủ thứ 2 hoặc không gian làm việc, đọc sách tùy thích) tại KĐT Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) từ hồi 2021, mức giá hơn 1 tỷ (thanh toán sớm, không vay ngân hàng) khi đó khiến chị ngần ngại. 3 năm sau, liên hệ với môi giới, căn có diện tích tương đương ở khu đô thị ấy giờ đã tăng lên 2,4 tỷ đồng.

“Giá bất động sản ở Việt Nam không hợp lý cho GenZ – những người mới ra trường. Hễ giá bất động sản không giảm, thì mình sẽ có cả một lứa không bao giờ có khả năng mua nhà”, ông David Do – Tổng Giám đốc Vietnam Investments Group (VIG) chia sẻ tại một sự kiện của Endeavor hồi tháng 8 năm ngoái, thời điểm giá chung cư bắt đầu tăng.

Bàn chuyện giá nhà tăng cao, Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse – cho biết, rất nhiều lần ông chia sẻ trên các diễn đàn câu chuyện thực ra Việt Nam đang lãng phí cơ hội, nhất là với tình trạng giá bất động sản neo cao.

“Cứ hình dung sinh viên vừa ra trường hay một người đi làm, với tình trạng giá nhà cao, họ buộc phải có nhu cầu tăng lương để tăng khả năng mua được nhà. Giá nhà tăng gấp 3, kỳ vọng về lương của người lao động cũng sẽ tăng tương ứng”.

“Việt Nam hiện là một nước sản xuất và xuất siêu. Khi chi phí đầu vào tăng, sức cạnh tranh sẽ giảm”, Shark Phú nói.

Chủ tịch Sunhouse nhìn nhận bản chất giá bất động sản là một con số ghi nhận giá trị, trong khi giá trị sử dụng không thay đổi.

Với đà tăng như bây giờ, chả nói gì Gen Z, đến người đi làm chục năm, đôi khi còn không dám mơ đến căn nhà xã hội đừng nói tới những căn chung cư cao cấp.
Theo Đời sống Pháp luật.