8 phương pháp giúp con rèn luyện tư duy phản biện

TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ?

Tư duy phản biện là khả năng tưởng tượng, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lý luận hoặc giao tiếp. Về bản chất, đó là khả năng quan sát, trải nghiệm và phân tích thông tin. Trong thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng, số lượng thông tin chúng ta nhận được mỗi ngày là vô cùng nhiều. Vì vậy, việc rèn luyện tư duy phản biện cho con là vô cùng cần thiết. Sau đây là 8 phương pháp giúp con rèn luyện tư duy phản biện

1. NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU

Kỹ năng đọc hiểu là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển tư duy phản biện. Con cần phân biệt giữa những gì con hiểu và những gì con không hiểu khi đọc một câu trích dẫn, cuốn sách hoặc câu nói. Khả năng đọc hiểu giúp con đánh giá, phân tích thông tin trước đưa qua quyết định.

2. ĐỂ CON TỰ ĐẶT CÂU HỎI

Cho phép con đặt câu hỏi và câu trả lời là một trong những cách rèn luyện tư duy phải biện. Cha mẹ cần cung cấp đủ thông tin hoặc đặt những câu hỏi phản biện, như làm thế nào? Ví dụ, khi con bạn hỏi một câu hỏi, đừng vội trả lời mà hãy hỏi lại. Hỏi lại không chỉ thúc đẩy tư duy phản biện mà còn giúp trẻ tự tin hơn vì có thể trẻ đã có sẵn câu trả lời nhưng không dám tiết lộ. Bạn có thể hỏi con: “Con có ý kiến gì không?”, “Con nghĩ chuyện gì đang xảy ra?”.

Ngoài ra, hãy tôn trọng câu trả lời của con dù đúng hay hay sau. Bằng cách này, bố mẹ đang khuyến khích con tiếp tục đặt những câu hỏi mở.

3. DẠY CON TỰ LẬP TỪ SỚM

Phát triển tính tự lập từ sớm cũng là một trong những phương pháp giúp con phát triển tư duy phản biện. Tính tự lập giúp con trở nên trưởng thành và chín chắn hơn. Từ đó, trẻ cũng sẽ làm việc cẩn thận, có tránh nhiệm và mang lại hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, khi rời xa vòng tay cha mẹ, có được tính tự lập, con bạn có thể tự chăm sóc bản thân một cách tốt nhất.

4. KHUYẾN KÍCH CON PHÁT TRIỂN NHỮNG GIẢ THIẾT

Trong khi chơi hoặc trò chuyện, cha mẹ có thể dễ dàng giúp con hình thành các giả thuyết khác nhau trong đầu. Việc phát triển những giả thuyết giúp con dự đoán một vấn đề theo nhiều cách, từ đó hình thành các giải pháp. Vì vậy, khi sự cố thực sự xảy ra, con sẽ không bị bối rối hoặc hoảng loạn. Ví dụ, hãy hỏi con: “Nếu chúng ta đã làm điều này, con nghĩ điều gì sẽ xảy ra?” hoặc “Con thử dự đoán xem, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ?”.

5. TỔNG HỢP THÔNG TIN

Yêu cầu con tóm tắt câu chuyện hay bài học là cách giúp con rèn luyện tư duy phản biện. Kỹ năng này giúp con xác định nội dung chính cũng như vai trò của các nhân vật trong câu chuyện. Thông qua việc thực hành này, con được rèn luyện tư duy phản biện cũng như kỹ năng tổng hợp thông tin.

6. GIẢI CÂU ĐỐ

Giải đố là một trong những phương pháp rèn luyện tư duy phản biện phổ biến nhất. Việc con được thực hành và giải đố thông qua các chỉ dẫn giúp con phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin cũng như rèn luyện tư duy phản biện.

7. ĐỌC BÁO CÙNG CON

Vào những lúc rãnh rỗi, bố mẹ có thể cùng con đọc báo. Thực tế, việc đọc báo đối với trẻ em cũng giống như là một hoạt động giải trí như đọc truyện, tạp chí. Bên cạnh những lợi ích như cung cấp thông tin, báo chí là nguồn tài nguyên hữu ích cho việc học tập của con. Ngoài ra, cách trình bày, hiện nội dung trên báo chí giúp con phát triển khả năng đọc hiểu, hình ảnh và tư duy phản biện.

8. KHUYẾN KHÍCH TRẺ SUY NGHĨ THEO CÁCH MỚI

Khuyến khích con suy nghĩ khác biệt là phương pháp phát triển tư duy phản biện hiệu quả nhất. Hãy đặt các câu hỏi với con như: “Chúng ta có thể thử những cách nào khác không?” hay là “Con có ý tưởng nào khác không”.

Cha mẹ hãy cùng con tham gia các hoạt động này thường xuyên để giúp con phát triển tư duy phản biện. Bằng cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện ngay từ sớm, bạn đang dạy con cách phân tích thế giới xung quanh. Đây chính là tiền đề giúp con vững bước vào đời và dễ dàng gặt hái được thành công.