TP.Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang từng sáp nhập thành tỉnh Hậu Giang, lần sáp nhập thứ 2, Sóc Trăng, Hậu Giang sẽ được lên thành phố

Lịch sử sáp nhập, tách ra của TP.Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng

Theo Nghị quyết 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Trung ương đã đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố. Trong đó, hợp nhất Thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang. Tên mới dự kiến là Thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại TP Cần Thơ hiện nay. Đây sẽ là 1 trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh ở nước ta.

Đặc sản Hải Dương, đại diện 48 vùng trồng, 8 cơ sở đóng gói loại quả ngon được phổ biến điều này

Thực tế, trong lịch sử, 3 địa phương này đã từng sáp nhập là một, lấy tên là tỉnh Hậu Giang, tỉnh lỵ đặt tại TP.Cần Thơ.

Theo Cổng thông tin điện tử TP.Cần Thơ, năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Nhận thấy Trấn Giang có vị trí chiến lược để làm hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên nhằm chống lại quân Xiêm và quân Chân Lạp thường xuyên xâm lấn và quấy phá, Tổng trấn Mạc Thiên Tích đã xây dựng đất Trấn Giang trên mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, thương mại và văn hoá.

Ở Trấn Giang, đường sông là mạch máu giao thông chính, ghe xuồng trở nên quan trọng đến mức thiết yếu. Làng xã được hình thành trên các giồng đất trải dài theo sông, rạch (về sau là kinh đào). 

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội ở Nam Kỳ lục tỉnh. Ngày 1/1/1868, Thống đốc Nam Kỳ Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú (Trấn Giang – Cần Thơ) với Bãi Sào (Sóc Trăng) đặt thành quận, lập toà bố tại Sa Đéc. Từ năm 1876 đến năm 1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi.

Chợ nổi Cái Răng, một biểu tượng của TP.Cần Thơ. Ảnh: T.L

Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, đế quốc Mỹ đã biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

Tỉnh Thái Bình có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trước khi về “chung nhà” với Hưng Yên

Từ đó, địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ trong chế độ cũ ở miền Nam có nhiều thay đổi. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Về phía chính quyền cách mạng, tên gọi Cần Thơ vẫn được duy trì.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24/3/1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ để lập tỉnh mới với tên gọi Hậu Giang, tỉnh lỵ là TP.Cần Thơ.

Đến tháng 12/1991, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VIII) ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.

Đến ngày 1/1/2004, tỉnh Cần Thơ tách ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Kể từ đó, Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với tỉnh Hậu Giang, giai đoạn trước năm 1975, vùng đất tỉnh Hậu Giang ngày nay thuộc quận Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá và quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ.

Sau ngày 30/4/1975, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Phong Dinh, Ba Xuyên, Chương Thiện trước đó. Ngày 26/12/1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Địa bàn Hậu Giang ngày nay thuộc tỉnh Cần Thơ.

Sáp nhập tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, 4 đặc điểm nổi bật, 3 đặc sản nước chấm “quốc hồn quốc túy” vạn người mê

Ngày 26/11/2003 Quốc hội thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang hiện nay.

Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử. Sóc Trăng vốn thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định).

Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 6 tỉnh, 3 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 3 tỉnh miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên.

Đến năm 1876, Pháp chia toàn Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc.

Bản đồ tỉnh Hậu Giang ngày nay. Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Hậu Giang.

Năm 1926 thực dân Pháp chia tỉnh Sóc Trăng thành 04 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc.

Sáp nhập với Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trở thành tỉnh có biển, còn có cả một đặc khu, Bình Thuận có thêm những khu rừng, ngọn núi

Về phía ta, sau Cách mạng tháng 8/1945, quận Phú Lộc được gọi là quận Thạnh Trị. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Sóc Trăng có thêm quận Vĩnh Châu của tỉnh Bạc Liêu giao qua. Năm 1955, thực hiện sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy, tỉnh Sóc Trăng giao huyện Vĩnh Châu cho tỉnh Bạc Liêu. Đầu năm 1958 huyện Kế Sách sáp nhập về tỉnh Cần Thơ.

Nghị định số 31/NĐ, ngày 21/2/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang.

Trong kỳ họp lần thứ 10 (khóa VIII) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992.

Sóc Trăng hiện là trung tâm chế biến, xuất khẩu thủy sản lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Tạp chí Du lịch TP.HCM.

“Siêu thành phố” sau sáp nhập Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang có thế mạnh gì?

Tỉnh Sóc Trăng hôm nay là một trong những trung tâm chế biến, xuất khẩu thủy sản lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, trong tổng số 49 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản xuất sắc năm 2024 được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vinh danh tại “Lễ Mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024”, Sóc Trăng là tỉnh có số doanh nghiệp được vinh danh nhiều nhất, với 4 doanh nghiệp.

Trên con thuyền cổ ở Bắc Ninh xuất hiện rất nhiều vết cháy, hé lộ điều gì?

Năm 2024, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Sóc Trăng chạm mốc xấp xỉ 1,9 tỷ USD, đứng vị trí thứ 4 trong khu ĐBSCL, sau tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Như vậy, so với tỉnh Hậu Giang, TP.Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng đang có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, trong đó chủ yếu đến từ mặt hàng thủy sản, lúa gạo.

Trong khi đó, TP.Cần Thơ, Hậu Giang đang định hướng trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao.

Theo đó, TP.Cần Thơ sẽ hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao và 2 khu chăn nuôi tập trung. Đến năm 2045, Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với nền nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Hiện nay, với tổng diện tích đất nông nghiệp hơn 114.168ha, sản xuất nông nghiệp của Thành phố Cần Thơ đã đóng góp quan trọng vào nền kinh tế địa phương với sản lượng hằng năm đạt trên 1,3 triệu tấn lúa, 200.000 tấn trái cây, 220.000 tấn thủy sản và nhiều sản phẩm khác.


Nguồn: https://danviet.vn/tpcan-tho-soc-trang-hau-giang-tung-sap-nhap-thanh-tinh-hau-giang-lan-sap-nhap-thu-2-soc-trang-hau-giang-se-duoc-len-thanh-pho-d1324808.html