Có nên cho trẻ em dùng điện thoại sớm? Bao nhiêu tuổi thì dùng được?

Hiện nay thì tình trạng trẻ em sử dụng điện thoại hầu như phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Vậy trẻ dùng điện thoại sớm thì có lợi ích gì cũng như có những nguy cơ rình rập nào, hãy xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

💠1.ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI CHO TRẺ NHỎ DÙNG ĐIỆN THOẠI

Theo nhiều nhà nghiên cứu, trẻ em hiện nay phát triển trí não rất nhanh và việc tiếp cận và sử dụng thiết bị công nghệ cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị có công nghệ cao như máy tính, điện thoại… cũng mang lại không ít tác hại cho trẻ.

⭐Ưu điểm:

– Trẻ em dùng điện thoại sẽ giúp trẻ không bị thụt lùi so với thời đại công nghệ phát triển hiện nay.
– Tìm kiếm được nhiều thông tin, tài liệu học tập và các lĩnh vực khác trên Google, Youtube… giúp trẻ chủ động hơn trong việc học, các thắc mắc được giải đáp nhanh chóng.
– Phụ huynh có thể định vị được trẻ ở đâu, dễ liên lạc khi cần.

🚩Nhược điểm:

⛔Tiếp xúc nhiều với điện thoại khiến trẻ giảm khả năng học hỏi

– Các trò chơi điện tử dễ khiến trẻ bị xao lãng, hạn chế khả năng học hỏi từ bên ngoài.

– Các trò chơi điện tử với giao diện đầy màu sắc dễ thu hút trẻ khiến chúng bị sao nhãng các vấn đề khác, điều này kéo dài thường xuyên sẽ hạn chế khả năng khám phá và học hỏi từ thực tế mà trẻ chỉ ôm khư khư cái Ipad hoặc điện thoại.

-Có thể bố mẹ nghĩ rằng cho trẻ chơi game như vậy sẽ kích thích sự phát triển não bộ. Nhưng thực tế, bác sĩ Jenny Radesky cũng cho biết thêm là các thiết bị này có thể tác động đến sự phát triển của các giác quan khác và chi phối kỹ năng vận động khiến trẻ bị ảnh hưởng đến khả năng học tập môn toán và các môn khoa học

⛔Hạn chế khả năng giao tiếp
Điều này chắc chăn nhiều bậc làm cha mẹ có thể nhìn nhận được. Một đứa trẻ thường xuyên chơi điện thoại sẽ có xu hướng ít nói, ít trò chuyện với những người xung quanh. Đặc biệt đối với những trẻ em dưới 2 tuổi khi khả năng tập nói của bé mới chỉ hình thành mà không tiếp xúc với những người xung quanh sẽ khiến chúng không thể phát triển những khả năng giao tiếp cơ bản như dùng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc vui buồn, hạnh phúc… Giao tiếp là kỹ năng cần được rèn luyện, chứ không phải là sản phẩm có sẵn. Vì vậy cha mẹ nên để trẻ đi ra ngoài nhiều hơn để trẻ phát huy kỹ năng này thay vì đưa cho trẻ 1 chiếc Ipad và mặc sức để trẻ chơi.

⛔Hay nổi nóng, cáu gắt

Chính vì không được rèn luyenejh kỹ năng giao tiếp nên những đứa trẻ này sẽ dễ dàng nổi nóng, cáu gắt với người lớn. Chúng sẽ sẵn sàng nổi cơn thịnh nộ nếu như bố mẹ hoặc ai đó lấy đi chiếc Ipad hoặc Smartphone của chúng đi.

⛔Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Dùng điện thoại quá nhiều vào ban đêm sẽ khiến trẻ không cảm thấy buồn ngủ. Đồng thời ánh sáng phát ra từ điện thoại còn gây ức chế hooc-mon gây buồn ngủ làm thay đổi giờ giấc sinh hoạt của bé. Trẻ có thể đi ngủ muộn, do đó sáng sớm ngày mai không thể dậy sớm và đủ tỉnh táo để đi học.

⛔Giảm gắn kết giữa trẻ và người thân trong gia đình

Cha mẹ thường xuyên trao cho trẻ chiếc smartphone khiến chúng chỉ chăm chú vào màn hình và những thứ xung quanh cái màn hình nhỏ xíu ấy mà không để ý đến những người xung quanh. Từ đấy trẻ sẽ ít có thời gian tiếp xúc với mọi người trong gai đình, lâu dần trẻ sẽ tỏ ra thờ ơ và không quan tâm đến mọi người xung quanh kể cả bố và mẹ.

⛔Gây nghiện

Một chiếc điện thoại thông minh có thể giúp trẻ khám phá tất cả mọi thứ mà không cảm thấy chán. Tuy nhiên nó không dạy trẻ điều độ, không dạy trẻ cách kiểm soát xung đột hoặc làm thế nào để bản thân mình có thể vượt qua những thử thách. Vì vậy, điện thoại hay các thiết bị thông minh khác có thể khiến trẻ gây nghiện nhưng không giúp trẻ phát triển những kĩ năng cần thiết.

⛔Trẻ có nguy cơ bị trầm cảm, tự kỉ

Thói quen ôm khư khư chiếc Ipad mà không quan tâm đến mọi người xung quanh, không giao tiếp, không vận động; lâu dần sẽ khiến trẻ bị trầm cảm, thu mình lại, trẻ bắt đầu có những lối loạn phản ứng, thiếu tập trung và dẫn đến bị tự kỉ.

💠2.NÊN CHO TRẺ DÙNG LÚC MẤY TUỔI LÀ PHÙ HỢP

Theo tiến sĩ Mark L. Goldstein – nhà tâm lý học ở Chicago đối với những đứa trẻ có trách nhiệm thì bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng điện thoại lúc 8 – 10 tuổi. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi 13 – 17 tuổi là độ tuổi phù hợp nhất để trẻ bắt đầu tập sử dụng điện thoại.

💠3.THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI HỢP LÝ CHO TRẺ

Đối với thời đại phát triển hiện nay thì việc phụ huynh cho trẻ tiếp xúc điện thoại từ lúc còn là trẻ sơ sinh đã xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phải đặt ra thời gian sử dụng điện thoại cho trẻ, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực cho bé sau này.

🔅Theo Học Viện Nhi Khoa Mỹ khuyên rằng:

– Trẻ em dưới 2 tuổi thì không nên tiếp cận với điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ khác.
– Đối với trẻ em từ 3 – 12 tuổi thì chỉ nên dành trung bình từ 1 – 2 giờ trong ngày để sử dụng với điện thoại.
– Đối với những trẻ em từ 13 tuổi, tùy vào từng suy nghĩ của các bậc phụ huynh mà trao đổi những quy tắc bất di bất dịch đối với trẻ khi sử dụng điện thoại. Ví dụ như trong ngày bé được sử dụng điện thoại trong từ 1-2 tiếng sau khi học bài xong hoặc 1 tuần bé được sử dụng điện thoại vào thứ 7 hoặc chủ nhật…..

💠4.CÁCH CHO TRẺ DÙNG ĐIỆN THOẠI ĐÚNG, AN TOÀN

Để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, tâm lý của trẻ em, các bậc phụ huynh nên giám sát chặt chẽ khi trẻ dùng điện thoại.

-Không nên để trẻ sử dụng điện thoại khi tín hiệu yếu hoặc quá nóng.
-Đừng để trẻ mang điện thoại đến trường.
-Không để trẻ tiếp xúc với các trang web đen, phản xã hội…
-Không để điện thoại gần trẻ em khi ngủ vào ban đêm.
-Thiết lập thời gian sử dụng trong ngày cho trẻ.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề có nên cho trẻ em sử dụng điện thoại không, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn nhé!