Những điều tưởng như bình thường nhưng đang làm hại con trẻ bởi những hệ lụy khôn lường

📌CHO CON DÙNG SMART PHONE QUÁ SỚM VÀ QUÁ NHIỀU

✔️ Vấn nạn đầu tiên là cho trẻ chơi smartphone và để trẻ nghiện smartphone. Bên cạnh những tác hại của điện thoại như ánh sáng xanh, sóng điện từ có hại cho mắt, thần kinh… Có một vấn đề bức bối đó là quá nhiều em bé 3 tuổi, 4 tuổi vẫn phát thanh không chủ ngữ, không vị ngữ. Ba, bốn tuổi vẫn không nói sõi, vẫn bi bô, ú ớ, nói những từ vô nghĩa, những âm thanh vô nghĩa như một đứa trẻ 15 tháng.

✔️Chúng ta cần hiểu rằng, cửa sổ ngôn ngữ của con trẻ mở toang ở 2 năm đầu đời và nó gần như khép lại hoàn toàn sau 4 năm. Đây là thời điểm trẻ con học vô thức bằng một cách học kỳ lạ và đặc biệt nhất gọi là vô thức, nhập tâm vô thức.

✔️Nhận thức của con người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, não người ăn bằng thông tin, thu nhận thông tin gọi là nhận thức. Trong quy luật phát triển của hệ thống tín hiệu thì hệ thống thụ cảm, cảm giác sẽ phát triển trước.

✔️Vì vậy theo quy luật là em bé phải hoàn thiện hệ thống thụ cảm cảm giác trước sau đó em bé phải khai mở hệ thống âm thanh, rồi mới tiếp thu đến hệ thống hình ảnh. Chính vì vậy mà các cụ ngày xưa kiêng không cho con trẻ soi gương sớm vì sẽ chậm nói là có lý. Và nếu cho trẻ dùng smartphone quá sớm là đang đi ngược lại quá trình, kích hoạt hình ảnh trước nên hệ thống âm thanh không được khai mở, trẻ chậm nói là do vậy!



📌CHO TRẺ XEM TV NHIỀU VÀ XEM NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG CÓ Ý NGHĨA TÍCH CỰC

✔️Thứ tự phát triển sẽ đi từ cảm giác đến âm thanh rồi mới đến hình ảnh. Khi trẻ bắt đầu ở giai đoạn cửa sổ, trẻ cần được giao tiếp, cảm nhận, rồi nghe để phát triển âm thanh. Từ việc nghe, trẻ nhìn khẩu hình miệng và bắt đầu bi bô nói. Thế nhưng, chúng ta lại đi ngược lại với quy luật đó.

Hệ lụy của nó là con trẻ bị kích hoạt nhảy cóc không qua hệ thống tín hiệu âm thanh mà kích hoạt luôn hệ thống tín hiệu hình, trẻ sẽ tăng động vì tác động vào mắt sẽ ảnh hưởng đến hành động, vận động, còn phần tâm hồn phải tác động bằng lời, làn điệu. Chúng ta cho con xem tivi trước, tivi chỉ phát ra tín hiệu 1 chiều và trẻ nghe đó là 1 chuỗi âm thanh liên hoàn. Điều này không giúp ích cho việc phát triển ngôn ngữ của con!

✔️Ở một số quốc gia trẻ dưới 2 tuổi cấm không coi tivi, thậm chí có nơi lên đến 3 tuổi. Khung giờ và nội dung chương trình tivi ở Việt Nam phát chiếu các chương trình một cách lộn xộn, mà có thể không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của trẻ.

✔️Chỉ duy nhất con người có ngôn ngữ. Phần này thể hiện ở năng lực chất xám nên em bé chậm phát triển ngôn ngữ tức là chậm phát triển phần vỏ não, chất xám. Thế nên chúng ta hãy bỏ thời gian ra nói chuyện với con, nghiên cứu về trí thông minh ngôn ngữ và phát triển cho con thay vì cho con dùng smartphone hay dán mắt vào màn hình tivi cả ngày.

📌TRẺ NGHIỆN GAME VÀ NHỮNG TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG

✔️Chơi game ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ. Tổ chức y tế thế giới WHO cho rằng nghiện game là một dạng của bệnh thần kinh. Với đối tượng trẻ em đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, lối sống thì việc game kiểm soát cuộc sống là điều vô cùng đáng lo ngại.

✔️Trẻ dành thời gian cho game, vì thế cũng không còn thời gian chăm lo học hành, rèn luyện thể lực và sức khỏe, không quan tâm đến thế giới xung quanh. nhiều trẻ nghiện game chơi liên tục dẫn đến mất cân bằng nhịp sinh học. Một số trò chơi mang tính chất bạo lực có thể khiến trẻ nghiện game có xu hướng hung hãn hơn. Và một thực tế ngày nay là, ngay cả người lớn, các ông bố trong gia đình cũng thường chơi game đến quên cả công việc gia đình và chăm sóc con. Vậy, hãy tạo nên thói quen tốt ngay từ chính người lớn và giáo dục trẻ những hoạt động bổ ích như đọc sách, học vẽ, thể thao…

📌CHO TRẺ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI SỚM VÀ HÁT NHỮNG BÀI HÁT KHÔNG PHÙ HỢP LỨA TUỔI

✔️Cùng với những ích lợi to lớn Internet và mạng xã hội mang đến, thì những tác hại đối với trẻ cũng là không nhỏ. Hội chứng “nghiện” mạng xã hội khiến nhiều người trong số này bị rơi vào trạng thái lệ thuộc thế giới ảo, quên đi các mối quan hệ giao tiếp xã hội và gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, học tập, sinh hoạt, sức khỏe.

✔️Bên cạnh đó, âm nhạc tạo ra văn hóa, ra tinh thần, tâm hồn con người. Những gì chúng ta nghe tạo ra quan điểm sống, thái độ sống… Nhưng ngày nay người ta đi hát karaoke cho con trẻ đi cùng, âm thanh quá lớn, nội dung không phù hợp nhưng trẻ vẫn nghe, hát theo và được người lớn cổ vũ, cười đùa. Đó thực sự là một điều tệ hại với tâm hồn trẻ.

✔️Các clip ca nhạc thiếu nhi ngày nay cũng có những vấn đề khi bài hát một đằng mà hình ảnh minh họa một nẻo. Thậm chí có clip còn cho những người nhện, có pha chút sexy trong ăn mặc ở những bộ phim hoạt hình để làm nền cho bài hát. Não trẻ thực sự bị ảnh hưởng không tốt bởi những điều này!

✔️ Vậy đấy, có những điều diễn ra hằng ngày và chúng ta tưởng rằng nó vô hại, nhưng thực chất lại tác động rất lớn đến sự phát triển của con. Hãy là những cha mẹ thông minh! Hãy trau dồi tri thức để kích hoạt, khai mở các loại hình trí thông minh cho con đúng thời điểm, bởi “LỠ TUỔI THƠ CỦA CON, GOM VÀNG KHÔNG BÙ ĐƯỢC”