Ninh Bình vừa có nơi chụp ảnh đẹp như phim, mới toanh, đến tự tay dệt cói, nặn gốm, ươm tơ giữa lòng Tam Cốc

Với chủ đề “Di sản dành cho cuộc sống”, không gian làng nghề không chỉ là nơi quảng bá du lịch mà còn là lời tri ân sâu sắc gửi tới những nghệ nhân đã và đang miệt mài gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc.

Các đại biểu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình và nghệ nhân Làng nghề dự khai mạc. Ảnh: M Đ

Đây được xem là một điểm nhấn quan trọng, góp phần khẳng định vị thế của Ninh Bình như một trung tâm du lịch văn hóa – lịch sử đầy hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Trước khi sáp nhập với Vĩnh Long, Bến Tre, tỉnh Sóc Trăng đang triển khai một Đề án quan trọng

Sự kiện còn mang trong mình mục tiêu cao đẹp là tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Ninh Bình như: Nghề thêu ren Văn Lâm, dệt cói Kim Sơn, gốm Bồ Bát, tơ lụa…

Đồng thời, đây cũng là cơ hội quý báu để tạo ra sự giao lưu, kết nối giữa các nghệ nhân với công chúng, khơi dậy niềm đam mê và động lực tiếp nối nghề truyền thống cho thế hệ sau.

Được biết, tại xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), không gian làng nghề được thiết kế thành 5 cụm nghệ thuật độc đáo, tương ứng với 5 làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình.

Ông Đoàn Minh Huấn-Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình (áo xanh) tham quan trưng bày sản phẩm Làng nghề. Ảnh: M Đ

Du khách trải nghiệm ẩm thực các Làng nghề nổi tiếng trong nước tại Ninh Bình. Ảnh: M Đ.

Hồ nước đẹp như phim ở một nơi của Nghệ An, đọc nhanh dễ nhầm vô tận một cái hồ ở Đà Lạt

Đến với không gian này, du khách sẽ có cơ hội được trực tiếp trải nghiệm các công đoạn thủ công tinh xảo như thêu, đan cói, làm gốm, ươm tơ dệt lụa dưới sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân.

Ông Bùi Văn Mạnh-Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình, nhấn mạnh: “Ninh Bình đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước, thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế mỗi năm.

Chúng tôi rất vui mừng khi được các chuyên trang du lịch uy tín trên thế giới như Booking, Tripadvisor, Travelers vinh danh là điểm đến hấp dẫn, thân thiện và có ảnh hưởng trong những năm gần đây.”

Ông Bùi Văn Mạnh-Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình phát biểu. Ảnh: M Đ

Theo ông Mạnh, một thực tế đáng lưu tâm là thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách tại Ninh Bình vẫn còn khá thấp.

Trông như mọc dại bên cồn ở An Giang, thứ cây này thấp tè ra trái quá trời, dân bẻ bán 50.000 đồng/kg

Một trong những nguyên nhân chính là sự thiếu hụt các sản phẩm, dịch vụ du lịch mang đậm chiều sâu văn hóa và có giá trị gia tăng cao.

Bên cạnh đó, các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm từ các làng nghề truyền thống cũng còn nhiều hạn chế về mẫu mã, thiết kế và chất lượng, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của du khách.

Chính vì vậy, việc ra mắt không gian làng nghề truyền thống là một giải pháp cấp thiết, vừa là nơi quảng diễn, giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, vừa tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, mang đến cho du khách những trải nghiệm thực tế và cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo.

Đội lễ nghi, đón tiếp khách du lịch đến thăm quan Làng nghề. Ảnh: M Đ
Đặc sản các vùng miền “hội tụ” tại Ninh Bình. Ảnh: M Đ

Mô hình không gian làng nghề truyền thống được kỳ vọng sẽ trở thành một sản phẩm du lịch trải nghiệm độc đáo, không chỉ của riêng Ninh Bình mà còn mang tầm vóc quốc gia, kết hợp hài hòa giữa tham quan, trải nghiệm và mua sắm.

Để không gian làng nghề Ninh Bình thực sự phát triển bền vững và trở thành một mô hình thành công có thể nhân rộng trong tương lai, ông Bùi Văn Mạnh đã đưa ra một số đề xuất quan trọng.

Du khách nước ngoài tìm hiểu sản phẩm gốm Bồ Bát Ninh Bình. Ảnh: M Đ
Quy trình Thủy Ấn lụa tại cơ sở Thụ Silk (làng nghề Mẹo, tỉnh Thái Bình). Ảnh: M Đ

Loại rau dại hễ nghe tiếng ếch kêu, dính tí nước mưa rào, vươn ngọn non tua tủa, ăn tốt, ngủ khỏe, dân rỉ tai “rau thần dược”

Thứ nhất, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, Nhà thiết kế Minh Hạnh và các nghệ nhân để thành lập Ban quản trị, Tổ tự quản, xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, đồng thời ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Thứ hai, ông kêu gọi các nghệ nhân, hộ gia đình và đơn vị tham gia phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm cộng đồng, tự nguyện, tự giác chấp hành tốt các quy định của làng nghề để cùng nhau xây dựng và phát triển thành công không gian văn hóa ý nghĩa này.

Thứ ba, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp lữ hành cần tích cực xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, đưa du khách đến tham quan và trải nghiệm tại không gian làng nghề.

Các đại biểu tham quan khu trưng bày sản phẩm gốm Bồ Bát. Ảnh: M Đ

Về phía Sở Du lịch Ninh Bình, ông Mạnh cam kết sẽ hỗ trợ tối đa trong công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu về không gian làng nghề truyền thống, đồng thời kết nối các tour, tuyến và chương trình du lịch liên quan.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và những kỳ vọng lớn lao, không gian làng nghề truyền thống Ninh Bình hứa hẹn sẽ trở thành một điểm đến văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú thêm bức tranh du lịch Ninh Bình và bảo tồn những giá trị di sản vô giá của dân tộc.


Nguồn: https://danviet.vn/ninh-binh-noi-chup-anh-dep-nhu-phim-moi-toanh-den-tu-tay-det-coi-nan-gom-uom-to-giua-long-tam-coc-d1329037.html