Thành phố Quảng Ngãi dự kiến trở thành 3 phường và 2 xã

Thành phố Quảng Ngãi dự kiến trở thành 3 phường và 2 xã

15:23, 19/04/2025
.
(Baoquangngai.vn)- Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi năm 2025 đưa ra lấy ý kiến cử tri sáng 20/4/2025 thì TP.Quảng Ngãi dự kiến  trở thành 3 phường (Cẩm Thành, Nghĩa Lộ, Trương Quang Trọng) và 2 xã (Tịnh Khê, An Phú).
1. Thành lập phường Cẩm Thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 4 ĐVHC cấp xã: Phường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Nghiêm, phường Chánh Lộ và phường Nghĩa Chánh thuộc thành phố Quảng Ngãi.
a
Khu vực trung tâm TP.Quảng Ngãi hiện nay. Ảnh: TL

Kết quả sau sắp xếp: Phường Cẩm Thành có: 7,934 km2 (đạt 144,256% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 60.996 người (đạt 290,457% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã An Phú (mới); phía Tây giáp phường Nghĩa Lộ (mới); phía Nam giáp xã Tư Nghĩa (mới); phía Bắc giáp phường Nghĩa Lộ (mới).

Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Phường Nguyễn Nghiêm hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp 4 phường nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các ĐVHC có địa giới hành chính liền kề, thuận tiện cho giao thông đi lại, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Phường Cẩm Thành hình thành sau sắp xếp đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Việc lấy tên gọi phường Cẩm Thành phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, nhằm ghi nhớ vùng đất thành cổ Quảng Ngãi, do nhà Nguyễn xây dựng năm 1807, hoàn thành năm 1815. Người xưa cho rằng địa cuộc nơi đây tụ hội khí thiêng, văn mạch của miền đất núi Ấn, sông Trà nên Cẩm Thành trở thành địa danh văn hóa của Quảng Ngãi. Qua nhiều thăng trầm lịch sử, khi tòa thành không còn nữa, mỹ từ Cẩm Thành vẫn tiếp tục tồn tại mang theo niềm tự hào của một vùng văn hóa địa linh, nhân kiệt.
Trụ sở ĐVHC mới đặt tại phường Nguyễn Nghiêm hiện nay thuận lợi giao thông, liên kết các đơn vị lân cận, trụ sở có diện tích rộng nhất trong các đơn vị thực hiện sắp xếp, thuận lợi trong việc bố trí phòng làm việc sau sắp xếp.
2. Thành lập phường Nghĩa Lộ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 4 ĐVHC cấp xã: Phường Lê Hồng Phong, phường Trần Phú, phường Quảng Phú và phường Nghĩa Lộ thuộc thành phố Quảng Ngãi.
 Kết quả sau sắp xếp: Phường Nghĩa Lộ có: 17,074 km2 (đạt 310,432% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 73.556 người (đạt 350,267% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp phường Cẩm Thành (mới); phía Tây giáp xã Tư Nghĩa 2 (mới); phía Nam giáp xã Tư Nghĩa (mới) và xã Tư Nghĩa 2 (mới); phía Bắc giáp xã Sơn Tịnh 3 (mới) và phường Trương Quang Trọng (mới).
– Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Phường Nghĩa Lộ hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp 4 phường nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các ĐVHC có địa giới hành chính liền kề, thuận tiện cho giao thông đi lại, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Phường Nghĩa Lộ hình thành sau sắp xếp đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Việc lấy tên gọi phường Nghĩa Lộ phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, nhằm giữ lại một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước sắp xếp, ít thay đổi các thủ tục, giấy tờ… của ĐVHC mới sau sắp xếp liên quan đến tổ chức, cá nhân; lưu giữ lịch sử tên vùng đất Nghĩa Lộ có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, gắn với quá trình hình thành và phát triển thành phố Quảng Ngãi. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, có lúc sáp nhập thị xã Quảng Ngãi vào xã Nghĩa Lộ thuộc huyện Tư Nghĩa, rồi tái lập thị xã Quảng Ngãi; hợp nhất, rồi chia tách tỉnh Quảng Ngãi; chia tách xã Nghĩa Lộ thì tên ĐVHC xã Nghĩa Lộ vẫn liên tục được kế thừa và tồn tại cho đến hiện nay.
Trụ sở ĐVHC mới đặt tại phường Nghĩa Lộ hiện nay thuận lợi giao thông kết nối các đơn vị lân cận, là trung tâm giữa các đơn vị thực hiện sắp xếp và có trụ sở diện tích rộng, thuận lợi khi bố trí làm việc sau sắp xếp.
3. Thành lập phường Trương Quang Trọng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 4 ĐVHC cấp xã: Phường Trương Quang Trọng, xã Tịnh Ấn Tây, xã Tịnh Ấn Đông và xã Tịnh An thuộc thành phố Quảng Ngãi.
 Kết quả sau sắp xếp: Phường Trương Quang Trọng có: 34,648 km2 (đạt 629,969% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 49.308 người (đạt 234,800% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Tịnh Khê (mới); phía Tây giáp xã Sơn Tịnh 3 (mới); phía Nam giáp phường Nghĩa Lộ (mới) và xã An Phú (mới); phía Bắc giáp xã Sơn Tịnh 4 (mới).
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Phường Trương Quang Trọng hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp 4 phường, xã nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các ĐVHC có địa giới hành chính liền kề, thuận tiện cho giao thông đi lại, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Phường Trương Quang Trọng hình thành sau sắp xếp đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Việc lấy tên gọi phường Trương Quang Trọng phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, giữ lại một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước sắp xếp, ít thay đổi các thủ tục, giấy tờ… của ĐVHC mới sau sắp xếp liên quan đến tổ chức, cá nhân; mang giá trị lịch sử ghi nhớ công lao của Bí thư Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Quảng Ngãi – Trương Quang Trọng, ông là người làng Phú Nhơn, phường Trương Quang Trọng hiện nay, bia bộ của ông hiện cũng tọa lạc tại phường Trương Quang Trọng.
Trụ sở ĐVHC mới đặt tại phường Trương Quang Trọng hiện nay thuận lợi giao thông, liên kết các xã lân cận, trụ sở mới được sửa chữa năm 2024, đáp ứng nhu cầu bố trí phòng làm việc khi tăng số lượng cán bộ, công chức sau sắp xếp.
4. Thành lập xã Tịnh Khê trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 4 ĐVHC cấp xã: Xã Tịnh Khê, xã Tịnh Long, xã Tịnh Thiện và xã Tịnh Châu thuộc thành phố Quảng Ngãi.
 Kết quả sau sắp xếp: Xã Tịnh Khê có: 42,692 km2 (đạt 142,306% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 44.542 người (đạt 278,388% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp phường Trương Quang Trọng (mới) và Sơn Tịnh 4 (mới); phía Nam giáp xã An Phú (mới); phía Bắc giáp xã Đông Sơn (mới).
 
 Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Tịnh Khê hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp 4 xã nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; các ĐVHC có địa giới hành chính liền kề, thuận tiện cho giao thông đi lại, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Xã Tịnh Khê hình thành sau sắp xếp đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Việc lấy tên gọi xã Tịnh Khê phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, giữ lại một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước sắp xếp, ít thay đổi các thủ tục, giấy tờ… của ĐVHC mới sau sắp xếp liên quan đến tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, tên gọi “Tịnh Khê” còn mang giá trị lịch sử và văn hóa, là một trong những căn cứ địa cách mạng quan trọng, nơi đây đã từng là điểm liên lạc của các chiến sĩ cách mạng, nơi ẩn náu của lực lượng du kích, nơi có Rừng dừa nước đóng vai trò chiến lược, giúp bảo vệ và hỗ trợ các hoạt động kháng chiến của quân dân địa phương.
Trụ sở ĐVHC mới đặt tại xã Tịnh Khê hiện nay phù hợp, Tịnh Khê là trung tâm giữa 3 xã thực hiện sắp xếp, thuận lợi giao thông, liên kết các xã lân cận.
5. Thành lập xã An Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 4 ĐVHC cấp xã: Xã An Phú, xã Nghĩa Hà, xã Nghĩa Dõng và xã Nghĩa Dũng thuộc thành phố Quảng Ngãi.
 Kết quả sau sắp xếp: Xã An Phú có: 33,933 km2 (đạt 113,111% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 71.426 người (đạt 446,413% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp phường Cẩm Thành (mới); phía Nam giáp xã Tư Nghĩa (mới); phía Bắc giáp xã Tịnh Khê (mới) và phường Trương Quang Trọng (mới).
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Nghĩa Dũng hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp 4 xã nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các ĐVHC có địa giới hành chính liền kề, thuận tiện cho giao thông đi lại, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Xã An Phú hình thành sau sắp xếp đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Việc lấy tên gọi xã An Phú phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, giữ lại một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước sắp xếp, ít thay đổi các thủ tục, giấy tờ… của ĐVHC mới sau sắp xếp liên quan đến tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, tên gọi “An Phú” tạo sự hài hòa, gắn bó, đoàn kết tình cảm, thể hiện tâm nguyện của người dân địa phương về một vùng đất an bình, thịnh vượng, sung túc, hướng đến một tương lai phát triển tốt đẹp cho người dân.
Trụ sở ĐVHC mới đặt tại xã Nghĩa Dũng hiện nay thuận lợi giao thông, liên kết các xã lân cận, trụ sở có diện tích rộng và có khả năng mở rộng đáp ứng bố trí phòng làm việc sau sắp xếp.
BQN (Lược trích)
 
TIN, BÀI LIÊN QUAN:

 

 

Xuất bản lúc: 15:23, 19/04/2025

Ý kiến bạn đọc


CÁC TIN KHÁC
  • Ngày 20/4, tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

    Ngày 20/4, tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

  • Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác quý II

    Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác quý II

  • [Podcast]. Bản tin ngày 18/4/2025

    [Podcast]. Bản tin ngày 18/4/2025

  • Bảo đảm các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp hoạt động liên tục, thông suốt

    Bảo đảm các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp hoạt động liên tục, thông suốt

  • Mong người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp

    Mong người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp

  • Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri chuyên đề với lực lượng vũ trang tỉnh

    Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri chuyên đề với lực lượng vũ trang tỉnh

  • Địa điểm 68 chiến sĩ quân giải phóng hy sinh được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh

    Địa điểm 68 chiến sĩ quân giải phóng hy sinh được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh

  • Hơn 40 nghìn lượt người dân, du khách tham gia Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi năm 2025

    Hơn 40 nghìn lượt người dân, du khách tham gia Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi năm 2025

Multimedia
.
Sự kiện – Bình luận
.
Tâm điểm
.
  • 0

    Huyện Minh Long dự kiến còn 2 xã sau sắp xếp

    .
  • 1

    Dự kiến sau sắp xếp, huyện Ba Tơ còn lại 8 xã

    .
  • 2

    Bình Sơn, dự kiến tên gọi mới của các xã sau khi sắp xếp lại

    .
  • 3

    Thị xã Đức Phổ dự kiến trở thành 3 phường và 2 xã

    .
  • 4

    [Video]. Sẵn sàng lấy ý kiến cử tri về sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

    .
.
Thông tin tiện ích

.

Nguồn: https://baoquangngai.vn/thoi-su/202504/thanh-pho-quang-ngai-du-kien-tro-thanh-3-phuong-va-2-xa-fe62cba/