Trò chuyện cùng con như thế nào cho đúng?

“Trò chuyện cùng con như thế nào cho đúng?” thoạt nghe thật nực cười vì ai trong chúng ta cũng hiểu rằng, cha mẹ chính là những người thương yêu con nhất. Thế nhưng chuyện này không hề nực cười chút nào. Dẫu rằng không ai phủ nhận tình thương của cha mẹ dành cho con; nhưng việc giáo dục con đúng cách vẫn luôn là câu hỏi ám ảnh tâm trí nhiều bậc phụ huynh, tất nhiên bao gồm cả việc trò chuyện cùng con.

“Cha mẹ toàn năng “ trong vai trò đồng hành cùng các bậc phụ huynh trên hành trình vun trồng các con, xin chia sẻ 12 mẹo nhỏ khi trò chuyện cùng con. Hy vọng với 12 mẹo nhỏ này, cuộc trò chuyện của bố mẹ với các con sẽ luôn thú vị, ẩn chứa tình yêu thương và các bài học tốt đẹp.

1. Đừng cảm thấy bạn đang bị xúc phạm.
Hãy tưởng tượng :

Đứa con bốn tuổi của bạn hét “Con ghét bố lắm!”

Đứa con mười tuổi của bạn gắt lên “Mẹ không hiểu gì hết!”

Đứa con đang tuổi vị thành niên của bạn đóng sầm cửa phòng ngủ lại.

Điều quan trọng nhất ta phải nhớ là gì? ĐỪNG CẢM THẤY BỊ XÚC PHẠM!

Vấn đề này xảy ra không phải do bạn. Đó là về con bạn: trẻ đang bị rối mắc cảm xúc, khó khăn trong việc kiểm soát bản thân mình, còn non nớt trong việc hiểu và giãy bày xúc cảm. Khi con bạn hét “Mẹ sẽ không bao giờ hiểu được!” hãy nghĩ rằng đó là một thông điệp từ trẻ: Trong thời điểm này trẻ sẽ không nhận được sự thấu hiểu từ bố mẹ.

Nếu như những việc này con gây ra làm bạn tổn thương, chắc chắn rằng bạn sẽ hành động như tất cả những người bị tổn thương sẽ làm: thu mình lại hoặc bùng nổ ra ngoài.

Điều đó chỉ làm tình hình tệ hơn, cũng giống như bạn đang “ đổ thêm dầu vào lửa” .

Mục tiêu của bạn hoàn toàn ngược lại: An toàn và Bình tĩnh. Chỉ có điều đó mới giúp kết nối bạn với con và tạo điều kiện để con và mình cùng chia sẻ với nhau. Trẻ có thể thực sự nhìn thấy những sai lầm trong cách làm của mình và trở nên có động lực để sửa chữa mọi việc.

2. Quản lý cảm xúc và hành vi của chính bạn.
Người duy nhất có thể điều khiển được tình hình chính là bạn. Điều đó có nghĩa bạn cần: Hít thật sâu. Để nỗi đau trôi đi. Tự nhắc mình rằng con bạn thực sự yêu bạn nhưng tại giây phút đó trẻ đang trong tình trạng hoang mang và mặc dù vấn đề này có cảm giác như đang trong tình trạng khẩn cấp, nhưng không phải vậy. Đó là một cơ hội học hỏi cho con bạn, cả cho chính bạn nữa. Hãy cố gắng nhớ lại cảm giác khi bạn là một đứa trẻ đang khó chịu và phản ứng thái quá.

Đừng nổi nóng hay vội quát tháo mà hãy hạ giọng, nói chậm lại một cách có ý thức trước khi bạn mở miệng nói chuyện với con. Mục tiêu của bạn là làm dịu cơn bão chứ không phải là làm bùng nó lên.

4. Mở rộng sự tôn trọng.

Hãy nhớ rằng một vấn đề xảy ra thì luôn tồn tại nhiều mặt . Giả sử con bạn có lý do cho cách bé nhìn nhận hành động. Có thể bạn không cho đó là một lý do tốt, nhưng đó là lý do của trẻ. Nếu bạn muốn hiểu bé, bạn hãy dành cho bé sự tôn trọng cơ bản và nhìn nhận mọi việc từ góc độ của bé. Hãy nói những gì bạn cần nói và sau đó im lặng và lắng nghe.

5. Kết nối lại với tình thương của bạn và sự đồng cảm với con.

Bạn vẫn có thể đặt ra giới hạn, nhưng hãy làm với sự bình tĩnh nhất mà sự tập trung của bạn cho phép. Con bạn sẽ biết ơn sâu sắc, ngay cả khi vào giờ phút đó bé không hiểu được. Tôi không gợi ý rằng bạn nên hiểu mọi sự thiếu tôn trọng là dấu hiệu của nỗi đau, nối sợ hay sự bực dọc. Hãy lắng nghe thông điệp bên dưới sự sỗ sàng. Chờ đến khi bạn có thể hành động xuất phát từ tình yêu, hơn là từ sự tức giận, trước khi bạn đặt ra giới hạn.

3. Luôn luôn bắt đầu cuộc nói chuyện khi đã hiểu rõ góc nhìn của con.

Điều đó giúp trẻ bỏ đi sự phòng thủ để lắng nghe bạn nói. Hãy để bé học hỏi từ nhận xét của bạn để sửa chữa và rút ra bài học từ câu chuyện này. Trước khi bạn nói ra góc nhìn của mình, hãy phản ánh lại cái đúng của bé để bé biết rằng bạn thực sự hiểu góc nhìn của bé là gì.

6. Giữ cuộc nói chuyện an toàn với tất cả mọi người.

Con người không thể nghe khi họ đang tức giận. Nếu họ không cảm thấy an toàn, họ thường rút lui hoặc tấn công. Nếu bạn nhận thấy con mình đang trở nên bực tức, sợ hãi hay tổn thương, hãy lùi xuống và kết nối lại. Hãy nhắc bé – và bản thân bạn – rằng bạn yêu bé đến mức nào, và bạn cố gắng đến cuối cùng để tìm ra một giải pháp có lợi cho tất cả mọi người.

7. Hết sức tránh làm con cảm thấy bị xúc phạm.

Sử dụng đại từ “Bố/Mẹ” khi miêu tả về cảm xúc của bạn (“Mẹ rất sợ khi con về muộn mà không gọi điện” thay vì “Con quá vô trách nhiệm khi không gọi điện về!”)

Mô tả tình hình. (“Phiếu kết quả học tập lần này của con tệ hơn kết quả học tập lần trước” thay vì “Phiếu kết quả học tập này thật tệ hại!”)

Đưa ra thông tin. (“Bà Brown hàng xóm nhà mình nói rằng con hút thuốc sau sân nhà” thay vì “Con đang hút thuốc đấy à?”)

8. Đặt câu hỏi thay vì quở trách, chính là cách tốt nhất để giúp trẻ lĩnh hội.

Dưới đây là hai trong số những câu hỏi đáng giá nhất bạn có thể hỏi để giúp con

phát triển khả năng đánh giá và lựa chọn tốt hơn trong tương lai:

“Có phải phần nào đó trong con đã biết đây là một ý kiến tồi?”

“Tại sao con lại không lắng nghe phần đó?”

9. Gọi khiếu hài hước đến.

Một cú chạm nhẹ gần như có phép lạ xua tan đi mọi căng thẳng.

10. Hãy nhớ rằng bộc lộ sự tức giận chỉ khiến bạn giận dữ hơn.

…bởi nó củng cố cho địa vị của bạn rằng bạn đúng còn người kia sai. Thay vào đó, hãy nhận ra cơn giận của mình và dùng nó như một dấu hiệu của những gì cần phải thay đổi, và hành động có tính xây dựng.

Ví dụ, thay vì nổi cơn tam bành vì lũ trẻ không giúp đỡ việc nhà, hãy sử dụng cơn giân như động lực để thi hành một hệ thống làm việc nhà – sẽ giúp ngăn chặn tình huống xấu trong tương lai.

11. Đợi tới khi đã có sự tái kết nối trước khi bạn hỏi con lên một kế hoạch sửa chữa.

Lấy ví dụ, nếu trẻ đã làm mất niềm tin giữa bạn, bé phải sửa chữa lỗi lầm, nhưng trẻ sẽ không có động lực làm điều đó cho tới khi bé thấy cái giá cho hành động của mình. Đầu tiên hãy kết nối. Sau đó động não cùng trẻ sửa lỗi.

12. Giữ chủ ý giải quyết một cuộc tranh luận theo cách phù hợp với mọi người thực sự có thể giúp bạn gần gũi với con hơn.

Điều này sẽ không xảy ra khi ta tiến vào cuộc nói chuyện với chủ ý muốn chiến thắng. Nhưng nếu chúng ta tiếp cận một vấn đều phức tạp với sự sáng suốt về mục đích đúng đắn – nuôi dưỡng con người đang thưởng thành này – chúng ta tạo ra cơ hội cho điều gì đó mới mẻ có thể xảy ra. Nếu chúng ta mở lòng để thực sự lắng nghe con nói theo góc nhìn của bé, và đối diện con với tình yêu ngay cả trong khi chúng ta hiểu rõ về những hành vi ta cần nhìn thấy, những cơ hội mới để kết nối sẽ xuất hiện.

Điều đó xem chừng không tưởng khi mọi người tức giận. Nhưng những cử chỉ thân mật sẽ sâu sắc hơn hoặc xoá nhoà đi bởi mỗi sự tương tác ta có. Mỗi vấn đề là một cơ hội để đổi sang hướng đi tích cực và làm sâu sắc kết nối của bạn với con mình.