Thời đại 4.0 rồi, đừng để bản thân tụt hậu chỉ vì không có 8 kỹ năng này

THỜI ĐẠI 4.0 RỒI, ĐỪNG ĐỂ BẢN THÂN TỤT HẬU CHỈ VÌ KHÔNG CÓ 8 KỸ NĂNG NÀY

(Đọc ngay trước khi quá muộn).

1. Tư Duy Phản Biện

Liên tục đặt câu hỏi với những gì nghe được từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè, và cả những gì họ đọc được trong sách vở.

Sử dụng logic và những lập luận để lật lại vấn đề, và để bảo vệ chính kiến, quan điểm là tư duy mà gần như ai cũng nên có trong một thế giới big data như hiện tại.

Tránh tư tưởng theo lối mòn thầy nói, trò chép; bố mẹ nói, con cái phải nghe, những thứ biến chúng ta dần trở thành những cái máy học vẹt một cách thụ động mà không hay.

Nếu bạn muốn thực sự thành công trong bất cứ lĩnh vực nào, hãy bắt đầu rèn luyện cách tư duy phản biện ngay từ bây giờ. Hãy bắt đầu tập thói quen đặt những câu hỏi chẳng hạn như:

– Vì sao lại như vậy?

– Có cách tiếp cận nào thay thế cho cách tiếp cận này hay không?

– Người ta lập luận như vậy dựa trên góc nhìn nào?

– Nếu nhìn theo khía cạnh khác thì nó có còn là như vậy không?

– Điều mà người này nói đã chính xác chưa?

– Đã thỏa đáng chưa?

– Có chỗ nào chưa hợp lý, hay có chỗ nào có thể cải thiện không?

– Thậm chí những câu hỏi điên rồ kiểu như “Vì sao A lại phải là A mà A không phải là B?

Có khi lại là khởi nguồn của những sáng kiến vĩ đại. Vì thế, hãy không ngừng rèn luyện cho mình cách tư duy phản biện để có thể thành công hơn trong tương lai và…không ngừng mơ về những điều vĩ đại, bạn nhé!

2. Thích Nghi Với Sự Thay Đổi

Cuộc sống con người là một chuỗi các sự thay đổi. Khi đi học, nếu không thích nghi với lớp học, thầy cô, sách vở, bạn sẽ nhanh chóng bị thụt lùi.

Khi đi làm, nếu không mau chóng nắm bắt công việc, thích nghi với đồng nghiệp và quản lý, bạn sẽ không thể là một nhân viên nổi trội.

Vì vậy, hãy học kỹ năng thích nghi với sự thay đổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Hãy luôn ở trong tâm thế sẵn sàng ứng biến với một môi trường mới.

Hãy luôn làm mới bản thân và trau dồi các kỹ năng mềm để không bị “shock” trong những môi trường mới lạ.

Học cách kết bạn, luôn giữ một cái đầu mở và giao tiếp kết nối cùng với nhiều người với các tính cách khác nhau hay thậm chí đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau.

Đón nhận những sự thay đổi như một phần tất yếu của cuộc sống, để giúp bạn trưởng thành.

3. Giao Tiếp Và Thuyết Trình

Để thành công, bạn phải biết cách truyền đạt ý tưởng của mình một cách chính xác, rành mạch, rõ ràng.

Nếu bạn là người nói được cả “tâm gan” của mình tới xúc động lòng người, bạn nói được cả mong muốn của người nghe trước khi họ kịp hiểu mong muốn của chính họ.

Thì chắc chắn họ sẽ sẵn lòng đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường và cùng nhau “dream big”.

Nói dài dòng như vậy là để chúng ta hiểu, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình là kỹ năng sống còn trong bất kỳ môi trường nào để bạn có thể đạt tới một mức thành công nhất định.

Hãy thử tham gia các khóa học, đọc thêm các cuốn sách, xem các video (Ted talks chẳng hạn) để có thể trau dồi thêm kỹ năng mềm quan trọng này.

Và đừng quên, hãy tận dụng mọi cơ hội có thể thực hành kỹ năng này nhé. “Fake it till you become it” là câu mình muốn dành cho bạn trên chằng đường sắp tới, just do it.

4. Thành Thạo Ít Nhất Một Ngoại Ngữ

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, rằng hãy luôn cố gắng thành thạo tối thiểu một ngoại ngữ. Học ngoại ngữ để tầm nhìn của bạn đi xa hơn khỏi những gì bạn được dạy trong sách giáo khoa.

Vì vậy, khi còn có thời gian và đủ sự tập trung, hãy cố gắng quyết tâm học cho thành thạo một ngoại ngữ.

Tiếng Anh có thể là sự lựa chọn hàng đầu như một thứ ngôn ngữ toàn cầu giúp bạn giao tiếp với hầu hết bất cứ ai từ bất cứ Quốc gia nào.

5. Kỹ Năng IT Tối Thiểu

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay mà bạn lại mù tịt công nghệ, chẳng hạn như không biết cách sử dụng Powerpoint, cách chia sẻ dữ liệu qua Google Drive, hay thậm chí không biết cách download một video trên mạng về thì..xin chia buồn!

Bạn đã chính thức tụt về phía sau trong cuộc hành trình mang tên cuộc sống hiện đại.

Những kĩ năng công nghệ cơ bản, hay thậm chí chỉ là tin học văn phòng thôi, cũng là một yêu cầu bắt buộc cho giới trẻ.

Ngoài ra, Bạn có thể tham gia các khóa học tin học văn phòng, hay thậm chí bạn có thể học những thứ phức tạp hơn như Photoshop, đồ hoạ, làm video chẳng hạn.

Bạn sẽ không thể ngờ tới vào một ngày đẹp trời nào đó, các kỹ năng IT này lại thậm chí có thể giúp bạn phát hiện ra các ý tưởng sáng tạo hay mở ra các cơ hội kinh doanh mới lạ!

Vậy ngay từ bây giờ, đừng lười biếng mà không trau dồi các kiến thức IT nhé. Hãy trở thành một trong những người đi đầu trong thời đại công nghệ số này

6. Quản Lý Tài Chính

Khi không biết “tiêu tiền” cho đúng cách, hẳn là bạn sẽ chẳng thể có một cuộc sống khấm khá sau này.

Việc cẩu thả trong tiền bạc không chỉ dẫn đến lãng phí, thiếu trước hụt sau, mà còn chứng tỏ bản thân bạn là người không có đầu óc tổ chức, thiếu kỷ luật, thiếu trách nhiệm với đồng tiền.

Hãy học cách quản lý tài chính cá nhân từ ngày hôm nay, đọc các cuốn sách hướng dẫn, hoặc tham gia các khóa học về quản lý tài chính.

Và điều quan trọng hơn cả là áp dụng ngay những điều bạn học vào cách chi tiêu hàng ngày, cách tiết kiệm, và cách sử dụng đồng tiền để tái đầu tư dù những khoản rất nhỏ.

7. Kỹ Năng Nói “KHÔNG”

Những lời mời mọc tới các cuộc vui liên miên, nếu không biết cách từ chối, khiến bạn đốt rất nhiều thời gian mà không hay.

Hãy nói không với những lời mời mọc vui chơi vô bổ đó, vì tuổi trẻ chưa phải là để hưởng thụ!

Và những sự nhờ vả, nếu không phải là “không có bạn người ta không làm được”, hoặc nếu không quá cấp bách, hãy học cách nói không.

Hãy chấp nhận rằng thời gian của bạn là hữu hạn, và phải bạn cần biết phân bổ nó cho những việc cần.

8.Tư Duy Sáng Tạo

Trong thời đại công nghệ số này, nếu bạn không ngừng suy nghĩ theo cách mới, tìm tòi những điều khác biệt, thì bạn sẽ luôn là người đi sau.

Khi chúng ta tư duy sáng tạo, ta có xu hướng nhìn nhận mọi việc từ nhiều góc độ khác nhau, và những kết quả đạt được cũng ấn tượng hơn.

Vì thế, hãy trở thành một trong những người thành công dẫn đầu, với tư duy đột phá và những cách thức suy nghĩ kiểu mới.

Sáng tạo, thực ra rất đơn giản như thế này: với mỗi điều bạn nghĩ, với mỗi việc bạn làm, hãy “bóp méo” nó một chút – nhìn theo một góc nhìn khác, nghĩ nó theo một cách khác đi một chút, để cái kết quả bạn nhìn thấy, cũng sẽ là một điều khác.

Hãy thử ”think outside the box”. Mỗi khi được giao một nhiệm vụ, các bạn hãy thử suy nghĩ: “Làm thế nào để mình biến nó trở thành một chủ đề hấp dẫn hơn? Có video clip hay hình ảnh nào phù hợp để minh họa nó không?

Những câu hỏi tư duy nho nhỏ ấy sẽ là bàn đạp giúp bạn trở nên sáng tạo hơn trong cuộc sống. Và cũng giống như các kỹ năng khác, khả năng sáng tạo cũng cần được rèn luyện qua thời gian.

Nguồn: Cộng đồng phát triển bản thân